Viết & Đọc Chuyên Đề Mùa Xuân 2019
1 / 1

Viết & Đọc Chuyên Đề Mùa Xuân 2019

0.0
0 đánh giá
8 đã bán

Với chủ trương có món ngon nào cứ dọn hết ra, rồi ép mình phải tìm ra những món ngon khác cho bữa sau, chuyên đề Mùa Xuân thực sự đặt ra thách thức lớn cho công việc tiếp theo của chính những người thực hiện.Như thường lệ là Thư biên tập của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

180.000
Share:
SÁCH ĐẠI NAM

SÁCH ĐẠI NAM

@sach-dai-nam
4.7/5

Đánh giá

119

Theo Dõi

200

Nhận xét

Với chủ trương có món ngon nào cứ dọn hết ra, rồi ép mình phải tìm ra những món ngon khác cho bữa sau, chuyên đề Mùa Xuân thực sự đặt ra thách thức lớn cho công việc tiếp theo của chính những người thực hiện.Như thường lệ là Thư biên tập của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: “Hãy nhìn sâu vào bóng tối”. Món “khai vị” lần này chắc chắn sẽ lại tiếp tục gây bất ngờ cho bạn đọc. Suy ngẫm luôn là một khoái cảm trí tuệ và thẩm mỹ Không hẹn mà gặp, hai “quái kiệt” Phạm Lưu Vũ và Bùi Chí Vinh cùng hội ngộ. Không biết ở ngoài đời mà họ gặp nhau thì chuyện gì sẽ xảy ra, còn khi cùng chung sân Viết và Đọc, họ là những người hiền hậu, hóm hỉnh và tinh tế, dù vẫn không chừa được cái thói “quái”. Xin mời đọc “Giấc mơ của một viên tướng” và “Bốn thí nghiệm trong đêm tân hôn” Trang văn có thêm những trang hồi ức của con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn liên quan đến một sự kiện lớn của lịch sử hiện đại Việt Nam hiện đại, cùng với 2 tiểu luận, một của lão thành Nguyễn Quang Thiều, một của đang trưởng thành Đào Quốc Minh.Sự xuất hiện trang trọng và phá cách của hai cây bút còn ở độ tuổi thiếu niên Minh Anh và Đặng Chân Nhân trong chuyên mục Nhà văn trẻ, cũng đáng được coi là dấu ấn đẹp đẽ về tinh thần cầu hiền của chuyên đề Mùa Xuân.Phần thơ, với sự góp mặt của những cây bút chưa bao giờ không gây tò mò và tranh cãi: Nguyễn Bình Phương, Vi Thùy Linh, Như Quỳnh De Prelle, Inrasara, Đinh Thị Như Thúy.Chuyên mục Ấn tượng 90 mời bạn đọc cùng suy ngẫm với các nhà văn Uông Triều, nhà văn Trần Chiến, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu, nhà văn Tạ Duy Anh về một số sự kiện nổi bật xảy ra trong thời gian qua, trong đó đáng kể nhất là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai tại Hà Nội.Cuộc trao đổi giữa nhà thơ, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Chung với dịch giả nổi tiếng người Mỹ Sam Hamill quanh chủ đề “Để học cách đón nhận lòng tốt của người khác”, khiến Chuyên mục Đối thoại lần này trở nên gần gũi và thiết thực với bạn đọc hơn bao giờ hết.Phần văn học nước ngoài vẫn kiên trì với tôn chỉ đặt ra ngay từ đầu là sẽ giới thiệu với bạn đọc những tác giả còn ít được biết tới ở Việt Nam. Và lần này là “Viên ngọc đen của văn học châu Phi” Hilda J.Twongyeirwe, quốc tịch Uganda. Bí ẩn và bùng nổ, là điều dễ thấy ở tác giả này. “Hiện sinh Do Thái”; “Lý thuyết và khủng bố: Trừu tượng và chủ nghĩa siêu thực” là hai nhan đề có trong Chuyên mục Phê Bình-Tiểu luận, một bài của nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan, giới thiệu tiểu thuyết Shosha của Isaac Bashevis Singer, bài còn lại là tên một tiểu luận nổi tiếng của giáo sư Antonie Compagnon.Phần tiểu sử tác giả trích ghi ông là giáo sư về “Văn học Pháp Hiện đại và Đương đại: lịch sử phê bình và lý thuyết”; Giáo sư về Văn học Pháp và Văn học So sánh ở Đại học Columbia, NewYork. Thành viên Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Hoa Kỳ; Viện Hàn lâm Châu Âu; Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Vương quốc Anh.Chuyên mục Người nổi tiếng thế giới, xin mời bạn đọc đưa ra những quan điểm của riêng mình để đối thoại sòng phẳng và lâu dài với nhà văn giải Noben Gabriel García Márquez về quyền lực và đạo đức. Ở thế giới bên kia, ông vẫn đang lắng nghe và đồng hành cùng chúng ta.Hai gương mặt tiểu biểu của văn chương hậu chiến Lê Minh Khuê và Bảo Ninh, được vẽ lên bởi các đồng ghiệp trong và ngoài nước. Hãy xem trong đời sống thường nhật họ có dữ dội, sâu sắc và đa cảm như những gì họ thể hiện qua tác phẩm. Chuyên mục Tư liệu lần này là một món quà thực sự dành cho bạn đọc Viết và Đọc. Đó là những lá thư viết tay quý hiếm của danh họa Nguyễn Gia Trí, gửi họa sỹ nổi tiếng Phạm Tăng, do nhà phê bình Thụy Khuê sưu tầm, giới thiệu và vì tình cảm đặc biệt quý mến với Ban biên tập, bà đã ưu tiên để Viêt và Đọc công bố lần đầu tiên.Truyện ngắn “Có một đêm như thế” của nhà văn Phạm Thị Minh Thư, giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội cách nay 40 năm, có thể được coi là phát pháo hiệu mở đầu của thời kỳ văn học Đổi mới, đưa tác giả lên đỉnh cao vinh quang. Hãy Đọc lại cùng các nhà văn, nhà phê bình Phan Tuấn Anh, Nguyễn Thanh Tâm, Hoàng Đăng Khoa, Lê Nguyên Long, Đoàn Ánh Dương, để xem chuyện gì sẽ xảy ra với tâm hồn chính mình của bây giờ và để so sánh với ấn tượng đã có từ bốn thập kỷ trước, khi tác phẩm nổi tiếng đó vừa ra đời. Ngoài ra, như thường lệ, Viết và Đọc tiếp tục được tín nhiệm lựa chọn là nơi hội tụ của nhiều họa sỹ tên tuổi trong làng mỹ thuật Việt. Lần này Viết và Đọc có hân hạnh được đón tiếp thêm một vị khách quý lần đầu ghé thăm là họa sỹ lão thành Mai Long. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn trân trọng giới thiệu.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

NXB Hội Nhà Văn

Ngày xuất bản

2019-03-18 00:00:00

Kích thước

18 x 25 cm

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

360

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan