Sách - Kinh thủ lăng nghiêm trọn bộ ( bìa da )
Sách - Kinh thủ lăng nghiêm trọn bộ ( bìa da )
Sách - Kinh thủ lăng nghiêm trọn bộ ( bìa da )
Sách - Kinh thủ lăng nghiêm trọn bộ ( bìa da )
Sách - Kinh thủ lăng nghiêm trọn bộ ( bìa da )
Sách - Kinh thủ lăng nghiêm trọn bộ ( bìa da )
1 / 1

Sách - Kinh thủ lăng nghiêm trọn bộ ( bìa da )

5.0
12 đánh giá
21 đã bán

Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm là tên gọi tắt của Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm (Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh), do sa môn Bát Lạt Mật Đế (n

250.000₫
-15%
212.500
Share:
Nhà Sách Thành An HCM

Nhà Sách Thành An HCM

@nhasach_thanhan
4.9/5

Đánh giá

5.297

Theo Dõi

5.800

Nhận xét

Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm là tên gọi tắt của Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm (Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh), do sa môn Bát Lạt Mật Đế (người Trung Thiên-trúc) dịch vào năm 705 (đời Đường) tại chùa Chế-chỉ ở Quảng-châu (tỉnh Quảng-đông), được thu vào Tạng Đại Chánh, quyển 19, kinh số 945. Tên kinh này cũng thường được gọi một cách ngắn gọn là Kinh Thủ Lăng Nghiêm (hoặc gọn hơn nữa là Kinh Lăng Nghiêm); nhưng khác với bản Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, do pháp sư Cưu Ma La Thập (344-413) dịch vào đời Diêu-Tần (Tạng Đại Chánh, quyển 15). Theo Khai Nguyên Thích Giáo Lục của pháp sư Trí Thăng (đời Đường), kinh này đã do sa môn Hoài Địch (?-? – người Trung-quốc) dịch; nhưng trong Tạng Đại Chánh (quyển 19) thì ghi người dịch là sa môn Bát Lạt Mật Đế, mà không có tên sa môn Hoài Địch. Theo pháp sư Viên Anh (1878-1953) trong tác phẩm Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh Giảng Nghĩa, pháp sư Bát Lạt Mật Đế là vị “dịch chủ” (người dịch chính thức và là vị đứng đầu của đạo tràng phiên dịch), còn sa môn Hoài Địch thì phụ trách việc “chứng nghĩa” (thẩm định sự chính xác của văn dịch). Ý nghĩa đề kinh: - Đại Phật Đảnh. Chữ “đại” ở đây có nghĩa là rộng lớn bao trùm, rốt ráo cùng cực. “Phật đảnh” là tướng “nhục kế” trên đỉnh đầu của đức Phật. Đó là tướng cao quí, nhiệm mầu nhất trong 32 tướng tốt của đức Phật, con mắt phàm phu của chúng sinh không thể thấy được. - Như Lai Mật Nhân. “Như Lai” là danh hiệu đầu tiên trong mười danh hiệu chung của chư Phật; Như Lai tức là Phật. “Mật nhân” nghĩa là nguyên nhân sâu kín huyền nhiệm, đó tức là chân tâm tịch tĩnh, thanh tịnh, thường hằng. - Tu Chứng Liễu Nghĩa. “Liễu nghĩa” có nghĩa là tiến thẳng tới chỗ rốt ráo cùng cực, đó là giải thoát trọn vẹn, niết bàn tuyệt đối, là quả vị Vô thượng Bồ đề, là Phật. Nương vào chân tâm bất sinh diệt để tu hành, tu mà không trước tướng, tu mà không tu, đó gọi là “tu liễu nghĩa”; chấm dứt sinh diệt, thể nhập thật tánh vạn hữu, giải thoát rốt ráo, đạt niết bàn tuyệt đối, gọi là “chứng liễu nghĩa”. Cả tu và chứng đều liễu nghĩa, gọi là “tu chứng liễu nghĩa”. - Chư Bồ Tát Vạn Hạnh. Bồ-tát tu vô số hạnh, gọi tổng quát là “muôn hạnh”. Bồ-tát vận dụng trí tuệ và từ bi, trên thì cầu đạo quả giác ngộ, dưới thì cứu độ chúng sinh, tự lợi và lợi tha gồm đủ, đó là “muôn hạnh của chư vị Bồ-tát”. - Thủ Lăng Nghiêm. Ba chữ này là phần chủ yếu trong đề kinh. Chữ “thủ lăng” có nghĩa là tất cả đều rốt ráo; chữ “nghiêm” nghĩa là bền chắc. “Thủ-lăng-nghiêm” là tên một loại định, và đó là loại định lực rốt ráo, kiên cố, bao trùm tất cả các loại định khác, chỉ có chư vị Bồ-tát ở các bậc Thập-địa, Đẳng-giác và Phật (Diệu-giác) mới đạt được; bởi vậy, nó được gọi là “đại định”, hay “đại căn bản định”. Nó chính là chân tâm bản lai thanh tịnh, tịch tĩnh, thường hằng, không lay động, không tán loạn, không dời đổi, cho nên cũng được gọi là “Phật tánh”. Định Thủ Lăng Nghiêm rộng lớn, sâu nhiệm, siêu việt thời gian và không gian, không thể đem tâm thức vọng tưởng phân biệt của chúng sinh mà nhận biết được, giống như tướng “nhục kế” trên đỉnh đầu của đức Phật (đại Phật đảnh), con mắt của chúng sinh phàm phu không thể trông thấy được. Định Thủ Lăng Nghiêm là cái nhân sâu kín, từ đó mà phát khởi ra vô lượng công đức trí tuệ của chư Phật, và cũng từ đó mà chư Phật thành tựu đạo quả Bồ Đề Niết Bàn Vô Thượng; cho nên nó được gọi là “Như Lai mật nhân”. Định Thủ Lăng Nghiêm là loại định rốt ráo, vô thượng, cho nên tu định này tức là tu pháp môn viên đốn (trọn vẹn, nhanh chóng), để chứng đạt tức thì đạo quả rốt ráo, tối thượng, gọi là “tu chứng liễu nghĩa”. Chư vị Bồ-tát thực hiện muôn hạnh tự lợi, lợi tha hoàn toàn viên mãn đều do thành tựu được định Thủ Lăng Nghiêm này, cho nên định này cũng tức là “chư Bồ-tát vạn hạnh”. Nếu có bất kỳ thắc mắc về sản phẩm, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi trong phần shopee chat. Chúng tôi luôn ở đây và sẵn sàng giải đáp cho bạn!#sach #sachkinang #nhasach #sachmoi #nhasachonline #sbooks #thanhanbooks #truyen #tieuthuyet #yhoc #dinhduong #suckhoe #sachykhoa #sachdinhduong #kinhthulangnghiem #kinh #thulangnghiem #sachkinh #sachkinhphat #kinhtung #sachphatgiao Công ty phát hành:Công Ty Văn Hóa Hương Trang Năm Xuất Bản : 2021 Kích Thước:14.5 x 20.5 cm Nhà Xuất bản : Tôn Giáo Bìa : Cứng Số trang : 700 Tác Giả : Tâm Minh

Thương Hiệu
tâm minh

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa cứng

Nhà Phát Hành

Công Ty Văn Hóa Hương Trang

ISBN

9786046191322

Năm xuất bản

2021

Sản Phẩm Tương Tự