Sách - Kinh Phổ Môn - Đức Quan Âm Bồ Tát
Sách - Kinh Phổ Môn - Đức Quan Âm Bồ Tát
Sách - Kinh Phổ Môn - Đức Quan Âm Bồ Tát
1 / 1

Sách - Kinh Phổ Môn - Đức Quan Âm Bồ Tát

5.0
88 đánh giá

Nhà phát hành: Chính Thông Nhà xuất bản Tôn Giáo Kích thước: 14,5 x 20,5cm Số trang: 48 trang Việt dịch: HT. Thích Trí Tịnh Hình thức: Bìa mềm Kinh Phổ Môn, có tên gọi khác là “kinh Quán Thế Âm”, được trích từ phẩm Phổ Môn thứ 25 trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Đây là

32.000₫
-50%
16.000
Share:
Thư Quán Hạnh Phúc

Thư Quán Hạnh Phúc

@thuquanhanhphuc
5.0/5

Đánh giá

5.063

Theo Dõi

4.068

Nhận xét

Nhà phát hành: Chính Thông Nhà xuất bản Tôn Giáo Kích thước: 14,5 x 20,5cm Số trang: 48 trang Việt dịch: HT. Thích Trí Tịnh Hình thức: Bìa mềm Kinh Phổ Môn, có tên gọi khác là “kinh Quán Thế Âm”, được trích từ phẩm Phổ Môn thứ 25 trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Đây là bài kinh nói về hạnh nguyện độ sanh của Bồ Tát Quan Thế Âm, và thông qua đó, giới thiệu cách “quán chiếu” cuộc đời để đạt được giác ngộ và giải thoát như phương pháp tu tập phổ biến và có hiệu quả. Quyển Kinh Phổ Môn do tác giả Thích Nhật Từ tổng hợp và biên soạn gồm 3 phần. Phần thứ nhất là nghi thức dẫn nhập, bao gồm 5 bài kệ tụng sau: nguyện hương, đảnh lễ ba ngôi báu, tán hương, phát nguyện trì kinh và tán dương giáo pháp. Phần thứ hai là phần chánh kinh, Kinh Phổ Môn giới thiệu về hạnh nguyện độ sanh của Bồ Tát Quan Thế Âm. Phần thứ ba là phần sám nguyện và hồi hướng, bắt đầu bằng bài Bát Nhã Tâm Kinh. Kế đến là bài kệ niệm Bồ Tát. Tiếp theo là bài kệ 12 lời nguyện của Bồ Tát Quan Thế Âm, giúp cho người thọ trì hiểu rõ hơn về bản nguyện cứu thế độ sanh của vị Bồ Tát nổi tiếng về lòng từ bi này. Các mục còn lại trong phần này là sám quy nguyện, sám cầu an, hồi hướng công đức, phục nguyện và đảnh lễ ba ngôi báu. Về phương diện ứng dụng, kinh Phổ Môn chủ yếu được tụng vào các dịp cầu an bệnh nhân, cầu tai qua nạn khỏi, cầu gia đạo bình an, hay tụng vào những dịp khánh hỷ, lễ an vị Phật, lễ khai trương, lễ khởi công, lễ khánh thành, lễ tân gia, lễ sinh nhật, lễ mừng thọ Bài kinh này mang ý nghĩa ẩn dụ rất cao, theo phong cách biểu đạt của các kinh điển Đại thừa. Do đó, người đọc kinh không nên chấp chữ quên ý. Đừng đơn thuần nghĩ rằng công thức “cầu gì được nấy” trong Kinh mang “nghĩa đen” chỉ cho tha lực của Bồ Tát như một vị thần linh ban phước cứu nguy, mà thực chất còn hàm chứa các biểu tượng triết lý ứng xử và tu tập rất độc đáo. Nói cách khác, yếu tố “Tha lực” của Bồ Tát Quan Thế Âm cũng như thái độ cầu nguyện van xin của người tín ngưỡng không phải là mục tiêu chính yếu của Kinh. Phương pháp tu tập quán chiếu (Quán) cuộc đời (Thế) mới chính là cốt lõi của Kinh. Nhờ quán chiếu cuộc đời theo phương thức duyên khởi và vô ngã, hành giả tự độ thoát chính mình khỏi các đau khổ, bế tắc. Sự cứu độ của kinh này là “pháp tu” Quán Thế Âm. Kinh giới thiệu đến 5 loại âm thanh hiện hữu trong cuộc đời, đó là, tiếng nhiệm mầu (Diệu Âm), tiếng quán chiếu cuộc đời (Quán thế âm), tiếng thanh tịnh (Phạm âm), tiếng sóng vỗ (Hải triều âm) và tiếng siêu việt thế gian (Siêu việt thế gian âm). Tiếng nói của tình thương là tiếng nói mầu nhiệm (diệu âm), thiết lập tính nhân văn trong các quan hệ con người. Quán chiếu âm thanh của cuộc đời (quan thế âm) để nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của con người và cuộc sống, theo đó, con người độ sanh, sẽ dấn thân phục vụ nhân sinh đúng căn cơ và đối tượng. Năm loại âm thanh này chính là 5 thái độ sống và ứng xử cần thiết cho thế giới hôm nay và mai sau. Đối lại năm âm thanh này là 5 pháp quán chiếu hay thiền định: quán chân thật (chân quán), quán thanh tịnh (thanh tịnh quán), quán trí tuệ rộng lớn (quảng đại trí tuệ quán), quán cứu khổ (bi quán) và quán ban tình thương (từ quán). Chính nhờ nương vào 5 pháp quán chiếu này, hành giả tự giải thoát chính mình ra khỏi mọi khổ ách của cuộc đời. Ngoài ra, kinh còn nói lên tình thương bao la của một vị Bồ Tát qua phương pháp độ sanh với 33 ứng thân khác nhau, phù hợp với căn cơ và đối tượng của người tu tập. Hình ảnh 33 ứng thân gợi cho chúng ta tinh thần nhập thế đa dạng của vị Bồ Tát vì sự nghiệp duy nhất là đem lại an lạc và hạnh phúc cho chúng sanh. Triết lý ứng thân này còn cho thấy muốn độ sanh có hiệu quả, người hành đạo phải hiểu rõ tâm lý và hành vi của đối tượng. Đọc tụng và thọ trì Kinh Phổ Môn không chỉ để được Bồ Tát Quan Thế Âm gia hộ, mà quan trọng hơn, người đọc nên để tâm đến phương pháp “quán chiếu cuộc đời,” và phương thức “sống không sợ hãi” của vị Bồ Tát nổi tiếng dung hoà và song hành giữa tình thương và trí tuệ, để đạt được sự an lạc và thảnh thơi, thiết lập bây giờ và tại đây.

Loại phiên bản

Phiên bản hàng năm

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Số giấy phép xuất bản

547687

Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

Chính Thông

Năm xuất bản

2021

Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

157/68/66 Dương Bá Trạc, P.1, Q8, TP.HCM

Nhà Phát Hành

Chính Thông

ISBN

547687897

Sản Phẩm Tương Tự