Dẫn Nhập Triết Học (Về Con Người - Vũ Trụ - Thiên Chúa) - Lm Athanase Nguyễn Quốc Lâm - (bìa mềm)
Dẫn Nhập Triết Học (Về Con Người - Vũ Trụ - Thiên Chúa) - Lm Athanase Nguyễn Quốc Lâm - (bìa mềm)
Dẫn Nhập Triết Học (Về Con Người - Vũ Trụ - Thiên Chúa) - Lm Athanase Nguyễn Quốc Lâm - (bìa mềm)
Dẫn Nhập Triết Học (Về Con Người - Vũ Trụ - Thiên Chúa) - Lm Athanase Nguyễn Quốc Lâm - (bìa mềm)
Dẫn Nhập Triết Học (Về Con Người - Vũ Trụ - Thiên Chúa) - Lm Athanase Nguyễn Quốc Lâm - (bìa mềm)
Dẫn Nhập Triết Học (Về Con Người - Vũ Trụ - Thiên Chúa) - Lm Athanase Nguyễn Quốc Lâm - (bìa mềm)
Dẫn Nhập Triết Học (Về Con Người - Vũ Trụ - Thiên Chúa) - Lm Athanase Nguyễn Quốc Lâm - (bìa mềm)
Dẫn Nhập Triết Học (Về Con Người - Vũ Trụ - Thiên Chúa) - Lm Athanase Nguyễn Quốc Lâm - (bìa mềm)
Dẫn Nhập Triết Học (Về Con Người - Vũ Trụ - Thiên Chúa) - Lm Athanase Nguyễn Quốc Lâm - (bìa mềm)
1 / 1

Dẫn Nhập Triết Học (Về Con Người - Vũ Trụ - Thiên Chúa) - Lm Athanase Nguyễn Quốc Lâm - (bìa mềm)

0.0
0 đánh giá
1 đã bán

Chính từ “philosophia” [philo = yêu mến; sophia = khôn ngoan]– xét theo từ nguyên – đã phần nào nói lên nét độc đáo của triết học và cũng giúp đánh tan nhiều ngộ nhận. Thật vậy, từ trong căn nguyên, “triết học” không phải là một môn học như bao môn học khác. Triết học

89.000
Share:
Nhà Sách Khai Minh

Nhà Sách Khai Minh

@nha-sach-khai-minh
4.8/5

Đánh giá

163

Theo Dõi

192

Nhận xét

Chính từ “philosophia” [philo = yêu mến; sophia = khôn ngoan]– xét theo từ nguyên – đã phần nào nói lên nét độc đáo của triết học và cũng giúp đánh tan nhiều ngộ nhận. Thật vậy, từ trong căn nguyên, “triết học” không phải là một môn học như bao môn học khác. Triết học căn bản là một ý hướng, một lối suy nghĩ, lối tra vấn, thậm chí là một niềm khao khát khôn nguôi: “philo-”. Và điều mà nó vươn về, hướng về có tên gọi mà cho đến hôm nay, vẫn giữ nguyên vẻ bí ẩn đồng thời rất quyến rũ của nó: “Sophia”. Triết học không phải là một tri thức cho bằng là niềm khao khát Khôn Ngoan. Đôi người đi trên con đường đó đạt đến tầm vóc của bậc “minh triết” hay “hiền triết”. Còn chúng ta, những phàm nhân quá đỗi phàm nhân, philo-sophia vẫn giữ nguyên một gạch nối: một khoảng cách, một con đường, và có khi là cả một lời mời gọi phiêu lưu… Như thế triết học vẫn giữ nguyên ý nghĩa của nó đối với mỗi người chúng ta, ít nhất như một tra vấn căn bản, tra vấn về ý nghĩa làm người, tra vấn về các chiều rộng, dài, cao sâu của hiện hữu nhân linh. Nhưng con người là gì? Con người là ai? Câu hỏi không hề tầm thường bởi lẽ không một con vật nào có cách thức sống, cách thức hiện hữu như con người, ít nhất qua khả năng đặt những câu hỏi căn bản như thế. “Tôi trở thành câu hỏi cho chính tôi” (mihi questio factus sum – Augustin, Confessions X, 33,50) Thật vậy, con người là “con vật” duy nhất có khả năng “ngạc nhiên” và cũng vì thế luôn đặt câu hỏi, từ lúc sinh ra cho đến khi nằm xuống, từ câu hỏi đơn giản, quen thuộc nhất: hôm nay mình ăn gì? Cho đến câu hỏi cũng đơn giản nhưng vô cùng lạ: Tôi là ai? Là ai trong nhân loại này? Là ai trong thế giới tự nhiên? Và thậm chí là ai trước mặt Thiên Chúa? Đó cũng là lý do tác phẩm mang tựa đề “Homo viator”, con người như một lữ khách, một kẻ không ngừng lên đường tra vấn mình là ai, với chính mình, với nhân loại, với thế giới sống chung quanh và với những gì siêu vượt trên đời sống quá phàm tục. Nói khác đi, hiện hữu nhân linh sẽ thực sự mang ý nghĩa trong mối liên hệ với ba “điều” phác nên chân trời suy tư, cũng là chân trời sống cũng của con người: Con Người (Anthropos) – Vũ Trụ (Kosmos) – Thiên Chúa (Theos). Tác phẩm được biên soạn như một dẫn nhập khiêm tốn về ba mối liên hệ đó. Cách cụ thể, tác phẩm kết nhập ba phần vừa độc lập, vừa nối kết trong một toàn thể qua ba chiều kích thường hằng trong thân phận con người: nhân học (anthropology), vũ trụ học (cosmology) và thần học (theology). — Phần I: “Ý hướng triết học” – con người với chính mình: một dẫn nhập vào triết học theo nghĩa phản tỉnh về cách sống, cách suy tư đặc trưng của con người. — Phần II: “Mái nhà chung” – con người với vũ trụ, thiên nhiên: một suy tư về mối tương quan giữa con người với thiên nhiên trong bối cảnh khủng hoảng về môi sinh của thời hiện đại. — Phần III: “Triết học tôn giáo” – con người với Thiên Chúa: một cố gắng đọc ra ý nghĩa mối tương quan giữa con người và Thiên Chúa, xuyên qua kinh nghiệm vô cùng cổ xưa nhưng luôn mới mẻ trong hành trình tinh thần của nhân loại: tôn giáo. *** Thông tin tác giả: Linh mục Athanase Nguyễn Quốc Lâm là Linh mục thuộc Giáo phận Đà Lạt. Cha tốt nghiệp tiến sĩ Triết học tại Học viện Công Giáo Paris và hiện giảng dạy Triết học tại Đại chủng viện Đà Lạt. Các tác phẩm đã dịch :Joseph Ratzinger; Đức Ki-tô hôm qua và hôm nay; J. Liebaert va M. Spanneut : Giáo Phụ tập I và II.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Cty Bayard VN

Ngày xuất bản

2023-04-01 00:00:00

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

320

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Tôn Giáo

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan