Cây thằn lằn thái
– Cây thằn lằn có dạng thân leo bám, có thể bám vào gỗ, tường gạch, tường xi măng, tường gỗ mà không làm hại đến vật bám mà ngược lại còn tô điểm làm cho cảnh vật thêm thơ mộng lãng mạn. – Tuy là loại cây thân leo nhưng khi trồng thằn lằn thái không cần phải làm giàn,
Caygiongsaigon.com
@caygiongsaigon01Đánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
– Cây thằn lằn có dạng thân leo bám, có thể bám vào gỗ, tường gạch, tường xi măng, tường gỗ mà không làm hại đến vật bám mà ngược lại còn tô điểm làm cho cảnh vật thêm thơ mộng lãng mạn. – Tuy là loại cây thân leo nhưng khi trồng thằn lằn thái không cần phải làm giàn, chỉ cần trồng sát vách tường là thân cây tự bám rễ vào tường và leo lên. – Lá thuộc dạng bản to và dày hơn dây thằn lằn xanh và dây thằn lằn bông; màu lá xanh bóng, đậm sắc. Lá hình tim lớn, nhọn ở đầu, cuống lá mọc sát thân. Các lá mọc so le ép sát vào tường, các gân nổi rõ trên mặt lá. – Thằn lằn Thái thường bám tường nhanh hơn và đang được ưa chuộng trong việc tạo mảng xanh cho vách tường. – Thân cây phân nhánh mọc dài hàng chục mét. – Cây thằn lằn thái chủ yếu trồng để trang trí trong cảnh quan sân vườn. – Sử dụng làm cây trang trí để trồng dọc theo tường rào, vách đá hoặc cột nhà. Nhất là trong quán cà phê, trà sữa, nhà hàng…cây sẽ tạo điểm nhấn thu hút nhiều ánh mắt tò mò của khách hàng. – Khi trồng cây này sẽ làm cho những bức từng cũ kỹ trở nên sinh động, cuốn hút. Tắc kè thái mang ý nghĩa bền chặt, bản năng sinh tồn mạnh mẽ. Cách trồng và chăm sóc cây Cây thằn lằn có thể thích nghi với mọi thời tiết Khi cành giâm đã ra nhiều rễ và mọc chồi thì mang đi trồng. Đất trồng cây thằn lằn có thể là đất thịt, đất thịt pha, đất phân rơm hoai mục…vì nó có khả năng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Đào một lỗ phù hợp kích thước của cành đã giâm được mang đi trồng, đặt cành vào lỗ, lấp đất lại, tưới nước. Dây thằn lằn chịu được nắng, mưa dài ngày và không cần nhiều nước. Vì vây, cho dù trời nắng, cây cũng không cần tưới thêm nước hay khi mưa nhiều dài ngày cũng không sợ cây bị úng. Nhưng trong giai đoạn giâm cành và mới trồng, thì cần đảm bảo đủ lượng nước để cây phát triển tốt. Hơn nữa, nếu muốn tốc độ nảy chổi và phủ kín tường của dây thằn lằn nhanh hơn thì tưới nước đều đặn 1 lần/ngày và bón thêm một ít phấn bón lá (không cần phải bón thường xuyên ). Nhân giống bằng cách giâm cành, khi cành giâm ra nhiều rễ và mọc chồi thì bắt đầu trồng. Trong giai đoạn giâm cành hay khi vừa trồng cần đảm bảo đủ lượng nước cần thiết để cây phát triển. Cần làm giàn che hoặc cọc chống đỡ để cây bám chắc hơn; nếu trồng sát tường chỉ cần cố định cây trong thời gian đầu; chúng tự bám rễ và vươn lên bề mặt tường.