(Bìa Cứng) Ở Đông Dương (En Indochine) - Gaston Donnet - Nhiều dịch giả
Ở Đông Dương - Gaston Donnet EN INDOCHINNE, COCHINCHINE, CAMBODGE, ANNAM, TONKIN) của tác giả GASTON DONNET Đây là một cuốn sách được xuất bản vào những năm 20’s của thế kỷ 20 vừa qua. Người viết có được nó từ tủ sách của ô. Khai Trí đã qua đời khoảng 4 năm trước. Sác
Nhà Sách Khai Minh
@nha-sach-khai-minhĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Ở Đông Dương - Gaston Donnet EN INDOCHINNE, COCHINCHINE, CAMBODGE, ANNAM, TONKIN) của tác giả GASTON DONNET Đây là một cuốn sách được xuất bản vào những năm 20’s của thế kỷ 20 vừa qua. Người viết có được nó từ tủ sách của ô. Khai Trí đã qua đời khoảng 4 năm trước. Sách dày 305 trang, khổ 21x30cm, và có nhiều minh họa. Người viết đã để tâm tìm kiếm về nhân thân tác giả, nhưng chỉ được nghe về một vài vị như Cụ V.H. Sển, Cụ D.V. Anh nói là ông là một nhà báo, tuy nhiên các cụ cũng không dám xác nhận là mình hoàn toàn đúng. Như người viết đã nói và nhận xét nhiều lần là “không hiểu tại sao, các tác giả Đông dương (auteurs Indochinois) đều không có một ai, kể cả những người như Abel des Michels, được đưa vào các Tự điển Văn Học hiện có của Pháp”. Sách được chia làm 3 phần: Phần I nói về Nam Kỳ, được chia ra làm 5 chương . - Chương I: Từ trang 7-10 nói về Hành trình trên biển – Về Côn Đảo – Về những người Tây Ban Nha ở Côn Đảo – Về người Anh và người Pháp, về miền duyên hải của Nam Kỳ - Về Vũng Tàu và về hướng đi tới Sài Gòn. - Chương II: Từ trang 11-34 nói về các đề tài như: Saigon, một thành phố đang đổi mới, ngày tết, người Chà Và, người Tàu và người Việt Nam – Đàn ông hay đàn bà? Phong tục và y phục; cai-qusan và cai-ao – Cảnh phố xá – Hàng quán và sòng bạc – Khi còn là Hoàng tổ Nguyễn Ánh muốn gì? Và khi thành Hoàng đế Gia Long muốn gì? Truyện Thái giám Lê Văn Duyệt – Minh Mạng và Thiệu Trị - Saigon thuộc về người Pháp – Saigon trở thành hiện đại – Phố Catinat – Các tượng đài… - Chương III: từ trang 35 - 48 nói về: Biên Hòa, Gia Định Gò Vấp – Lăng Cha Cả - Giám mục Bá Đa Lộc đã làm những gì lúc sinh thời – Bài điếu văn của Gia Long – Chợ Lớn thành phố Tàu – Tâm lý người Tàu vv… - Chương IV: từ trang 49 - 60 nói về: Saigon ban đêm, Saigon ban ngày – Kịch và hòa nhạc – Nhảy đầm và đua ngựa – Công chức và bọn Tây thuộc địa – Tại tư dinh toàn quyền Doumer – Vấn đề mốt ăn mặc – Con gái Saigon… - Chương V: từ trang 61 – 106 nói về: Ông Trịnh Hoài Đức và thành Gia Định – Đồng, ruộng, sông ngòi Nam kỳ - Thủ Đức – Đồng Nai – Tân Uyên Biên Hòa – Thủ Dầu Một – Tây Ninh – Viếng núi Bà Đen – Nhà ở của người Việt Nam – Người vợ làm gì để chiều chồng – Thày pháp và phù thủy – Các ông lang – Bà Rịa – Con đường cái quan hướng về Nha Trang – Châu Đốc – Cần Thơ – Rạch Giá… Bài viết này xin bỏ qua phần 2 từ trang 107 – 166 vì đó là phần nói về nước Cao Miên nay gọi là Căm Bốt. Phần 3 gồm 9 chương nói về Trung kỳ và Bắc kỳ - Chương I từ trang 167 – 180 nói về tác giả trên đường đi đến Trung kỳ và Bắc kỳ đã đi qua Port – Said, Djibouti, Colombo… - Chương II từ trang 181 – 198 nói về Hành trình trên con tàu Manche – Miền duyên hải Trung kỳ - Dưới chân rặng Trường Sơn – Chuyện đi săn hổ - Nha Trang – Ninh Hòa – Bình Thuận – Thành Bình Định – Mộ Võ Tánh… - Chương III từ trang 199 – 206 nói về Tourane (Đà Nẵng) – Lại thêm 1 hải cảng không phải là hải cảng – Ngũ hành sơn – Từ Tourane ra Huế đi qua đèo Hải Vân – Quảng Nam – Huế. - Chương IV từ trang 207 – 212 nói về Ý niệm về cái chết ở Trung kỳ - Tục thờ cúng tổ tiên – Lễ tang của người Trung kỳ - Đi dọc theo sông Hương – Kim Lăng – Lăng mộ các vua Tự Đức, Thiệu Trị, Minh Mạng và Gia Long. - Chương V từ trang 213 – 224 nói về Thành Thái – Cung điện nhà vua – Ngai vàng – Một cuộc tiếp tân tại Triều đình Annam 20 năm trước – Tự Đức, các hoàng phi, các thái giám, các quan văn võ và binh lính của ông – Một buổi thiết triều ngay lúc này ra sao? - Thành Thái đã được nuôi nấng và cho ăn học theo tây học như thế nào? - Thành Thái biết đi xe đạp – Nghệ thuật Đông Dương – Đi thăm Binh Bộ Thượng Thư… - Chương VI từ trang 225 – 250 nói về Tổ chức chính trị của Triều đình Annam – Cửu phẩm – Lục Bộ - Tổ chức xã hội – Làng xã – Hội Đồng Kỳ Hào – Từ Huế ra Đà Nẵng qua cửa Thuận An – Nước mắm – Quảng Bình – Đồng Hới – Nghệ An – Vinh… - Chương VII từ trang 251 – 258 nói về Biển Nam Hải – Vịnh Bắc kỳ - Vịnh Hạ Long – Đồ Sơn – Hải Phòng – Phố xá Hải Phòng – Đời sống thuộc địa – Giấc ngủ trưa – Người kéo xe và xe kéo – Trên Sông Hồng – Đi dọc theo ruộng đồng Bắc kỳ - Hà Nội - Chương VIII từ trang 259 – 268 nói về Các truyện huyền thoại Bắc kỳ - Truyện Hồ Gươm – Truyện Mắt Rồng – Hà Nội: lịch sử đích thực của Hà Nội – Năm 1666 LM. Marini đã nói gì về Hà Nội? – Các thành phố lịch sử khác: Thái Nguyên – Nam Định, hát chèo và đàn bà Nam Định – Ninh Bình – Hoa Lư cổ thành – Một truyền thuyết cuối cùng: việc tạo dựng ra người đàn bà. - Chương IX từ trang 269 – 288 nói về người Việt và người Hoa – Khảo luận về tâm lý xã hội – Hoàng Đế - Quan Quyền và Dân Chúng… (Theo dịch giả VAT)Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Hàng chính hãng
Có
Công ty phát hành
Công ty TNHH Quốc Tế Mai Hà
Ngày xuất bản
2021-12-01 00:00:00
Dịch Giả
Ninh Thị Sinh, Cù Thị Dung, Ninh Xuân Thao
Loại bìa
Bìa cứng
Số trang
320
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Thế Giới
Sản Phẩm Tương Tự
Combo 3 cuốn sách Tiểu sử kinh điển về thiên tài Leonardo da Vinci, Napoleon Đại Đế & Adolf Hilter
1.510.000₫
Thái Bình Thiên Quốc diễn nghĩa (TẶNG 1 POSTCARD, SỐ LƯỢNG CÓ HẠN)
296.000₫
Đã bán 61
Sản Phẩm Liên Quan
Combo Trọn Bộ Sách PoMath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi (6 cuốn)
386.100₫
Đã bán 12