Thiềm Thừ (Cóc ngậm tiền) chuẩn phong thuỷ, chất liệu Composite đúc biểu tượng của tài lộc và yên lành, đặt trên bàn thờ Ông địa, két tiền
Thiềm Thừ (Cóc ngậm tiền) chuẩn phong thuỷ, chất liệu Composite đúc biểu tượng của tài lộc và yên lành, đặt trên bàn thờ Ông địa, két tiền
Thiềm Thừ (Cóc ngậm tiền) chuẩn phong thuỷ, chất liệu Composite đúc biểu tượng của tài lộc và yên lành, đặt trên bàn thờ Ông địa, két tiền
Thiềm Thừ (Cóc ngậm tiền) chuẩn phong thuỷ, chất liệu Composite đúc biểu tượng của tài lộc và yên lành, đặt trên bàn thờ Ông địa, két tiền
1 / 1

Thiềm Thừ (Cóc ngậm tiền) chuẩn phong thuỷ, chất liệu Composite đúc biểu tượng của tài lộc và yên lành, đặt trên bàn thờ Ông địa, két tiền

5.0
2 đánh giá
8 đã bán

Chất liệu: Bột đá đúc khuôn Đặc điểm: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kiểu dáng, nhưng đặc điểm của tượng Thiềm Thừ gốc chuẩn là phải có hình Âm Dương trên đầu. Vị trí đặt chuẩn Phong thuỷ: Chuyên gia sẽ tư vấn miễn phí khi mua sản phẩm Thiềm Thừ (hay còn được n

530.000
Share:
Địa Lý Phong Thủy Lạc Việt

Địa Lý Phong Thủy Lạc Việt

@dia-ly-phong-thuy-lac-viet
4.6/5

Đánh giá

46

Theo Dõi

86

Nhận xét

Chất liệu: Bột đá đúc khuôn Đặc điểm: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kiểu dáng, nhưng đặc điểm của tượng Thiềm Thừ gốc chuẩn là phải có hình Âm Dương trên đầu. Vị trí đặt chuẩn Phong thuỷ: Chuyên gia sẽ tư vấn miễn phí khi mua sản phẩm Thiềm Thừ (hay còn được nhiều người tìm kiếm với các tên gọi khác như: cụ Khiết, cóc ngậm tiền, cóc thiềm thừ, cóc phong thuỷ, cóc tài lộc,). Dù là cách gọi nào thì đây vẫn vốn là một linh vật thuộc nền văn minh Văn Lang, Văn hiến Lạc Việt, một thời huyền vĩ ở miền nam sông Dương tử. Xuyên suốt bài viết này, chúng tôi sẽ sử dụng tên mà mọi người thường gọi nhất là Thiềm Thừ. Tuy nhiên, tại Phong Thuỷ Lạc Việt, các chuyên gia thường sử dụng tên "Cụ Khiết". Các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Lý Học Đông Phương chia sẻ: "Chúng tôi đã sử dụng từ gần 20 năm nay và xác định một bức xạ rất mạnh từ miệng Ông Thiềm Thừ. Chính những bức xạ này sẽ làm giảm thiểu những rủi ro đến với các bạn. Đặc biệt, Thiềm Thừ chuẩn phong thuỷ của Địa Lý Lạc Việt không bao giờ ngậm đồng tiền và phải có biểu tượng âm dương Lạc Việt trên đầu. Đây là biểu tượng của tài lộc và yên lành, là linh vật phẩm may mắn trong công việc làm ăn, sự bình an cho gia đạo. Nên mọi người thường hay dùng để biến xấu thành tốt trong phong thủy nhà cửa, hoặc để tặng bà con, bạn bè thân hữu khi có dịp hỷ sự." Tác dụng của Thiềm Thừ phong thuỷ Gia đạo bình an Tránh tiểu nhân Chiêu tài Giúp gia chủ ngăn chặn các vận xấu liên quan đến việc thất thoát tiền bạc. Nếu bạn đang đối đầu với các vấn đề về tài chính, việc có một cụ Thiềm Thừ trong nhà là điều nên có. Cụ có sức mạnh độc đáo đầy quyền năng, nó có thể giúp bạn giải quyết hầu hết các vấn đề, không chỉ về tiền bạc mà còn giúp hóa giải những năng lượng xấu mà bạn phải đối mặt trong cuộc sống. Ví dụ: Một người nào đó ghét bạn, nhưng bạn có Ông Thiềm Thừ để bảo trợ cho bạn, những bức xạ phóng ra từ miệng ông Thiềm Thừ phong thuỷ này sẽ giúp tác động tới người đó nhìn nhận lại và sẽ giảm mức độ xung khắc với bạn. Những hành vi làm tổn hại tới bạn thì bức xạ từ miệng Ông Thiềm Thừ sẽ làm giảm đi. Trên thực tế ứng dụng Ông Thiềm Thừ trong Địa lý, nhiều thân chủ bị những lực lượng đòi nợ tới nhằm mục đích siết của cải và đồ đạc đều lặng lẽ thương lượng với chủ nhà và rút đi nhẹ nhàng. (Thực tế đã có trường hợp gia chủ gặp khó khăn tới cầu cứu, Địa lý Phong thuỷ Lạc Việt đã tư vấn cho gia chủ đặt Cụ Thiềm Thừ 3 chân, sau đó gia chủ đàm phán nợ tới 300 tỷ rất nhẹ nhàng). Ngược lại, Ông Thiềm Thừ cũng có tác dụng đòi nợ giúp bạn, nhưng phải kết hợp với vài nghi lễ "tâm linh huyền bí". Cách đặt ông Cóc đúng phong thuỷ Linh vật này có thể đặt ở bàn thờ ông Địa hoặc trên mặt két tiền và một số vị trí cụ thể khác (tuỳ trường hợp). Nhưng lưu ý, khi đặt mặt cụ phải hướng ra ngoài cửa. Trong ngôi gia của Nhà nghiên cứu Thiên Sứ, sử dụng đến 7 cụ Thiềm Thừ. Đây là cụ Thiềm Thừ trấn môn. Ứng dụng ông Thiềm Thừ của Địa lý, Phong thuỷ Lạc Việt là vật phẩm trang trí, hơi khác với ứng dụng phổ biến hiện nay: Phải rút đồng tiền ra. Không được để Ông Thiềm Thừ quá cao so với thắt lưng người sử dụng. Bức xạ từ miệng Cụ Khiết đã được kiểm chứng bằng máy đo cảm xạ RFI của nhà nghiên cứu Dư Quang Châu. Tác dụng của Ông Thiềm Thừ đã được chứng nghiệm thực ra trên hầu hết những người sử dụng. Các bạn có thể yên tâm thỉnh Ông Thiềm Thừ (Cụ Khiết) để sử dụng. Truyền thuyết Thiềm Thừ Nếu tìm kiếm trên Google các từ khoá như: sự tích thiềm thừ, sự tích cóc 3 chân, sự tích cóc thiềm thừ, sự tích cóc ngậm đồng tiền hay truyền thuyết cóc ba chân, Bạn sẽ thấy hàng triệu kết quả nhưng hầu hết đều không lý giải sâu. Bài phân tích dưới đây, không những làm sáng tỏ ý nghĩa thiềm thừ mà còn chứng minh Cóc Thiềm Thừ chính là di sản của người Việt thay vì dân gian lưu truyền và nhầm tưởng là của người Tàu. Tính minh triết Việt qua biểu tượng Ông Khiết Đã từ lâu, nhà nghiên cứu Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh, tác giả của nhiều tác phẩm nghiên cứu về cổ sử và văn hóa truyền thống Việt, đã phát hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa những câu thành ngữ lưu truyền trong dân gian Việt Nam, những giá trị văn hóa phi vật thể của nền văn hiến Việt với hình tượng "Ông Khiết" (nhà nghiên cứu thường sử dụng từ Ông Khiết, Cụ Khiết thay cho tên gọi Thiềm Thừ). Di sản khảo cổ Trong 5000 lịch sử Việt, hình tượng Ông Khiết luôn gắn bó với nền văn hóa truyền thống Việt. Chúng ta có thể bắt gặp ngay hình ảnh ông Khiết trong nền văn hiến Việt qua những di sản khảo cổ từ hàng ngàn năm trước. Hình tượng cóc trên Trống đồng Đông Sơn Những hình ảnh cóc trên di vật khảo cổ của người Việt đã làm thế giới phải ngạc nhiên và thú vị trước một nền văn minh và kỹ thuật phát triển thể hiện một đỉnh cao, không những trong kỹ thuật đúc đồng mà ngay cả trong nghệ thuật khắc nổi và hình họa. Những chi tiết trên trống đồng phản ánh một hình thái ý thức xã hội với chiều sâu văn hóa, xác định một nền văn minh Văn Lang rực rỡ của Việt tộc. Đã có nhiều học giả có những cách lý giải khác nhau về con Cóc trong các nghiên cứu của họ. Có thuyết cho rằng Cóc là biểu tượng cho tình trạng thời tiết trong mùa màng thuộc nền văn minh nông nghiệp, như “Cóc nghiến răng thì trời sẽ mưa”. Những hình ảnh Cóc trên trống đồng xuất hiện rất thường xuyên trong các di vật khảo cổ và người ta càng khó hiểu khi có những hình tượng Cóc giao hoan, không những giữa hai cá thể mà những ba cá thể (!). Nhiều học giả có ý kiến cho đó là biểu trưng cho tín ngưỡng phồn thực cổ xưa của văn hóa Việt!? Văn học dân gian Không chỉ ở những di vật khảo cổ xác định hình tượng Ông Khiết đã tồn tại từ lâu trong nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, mà hình tượng này còn tồn tại trong văn hóa truyền thống dân gian Việt Nam cho đến tận bây giờ. Những chuyện liên quan đến Cóc là nhân vật chính có thể kể đến như: Chuyện Trê Cóc, Cóc kiện trời, Thầy đồ Cóc, Trong văn học dân gian Việt có thể nói ông Cóc có một vị trí đặc biệt được tôn trọng: "Con cóc là cậu ông trời. Ai mà đánh nó thì trời đánh cho" Cóc kiện trời là một câu chuyện cổ tích Việt Nam. Chuyện giải thích một hiện tượng thiên nhiên là sau khi cóc nghiến răng thì trời mưa. Truyện đề cao sự đoàn kết, chính nghĩa. Ông Trời - Thượng Đế, người cai quản cả vũ trụ mà nhân loại phải kính trọng, nhưng cóc lại còn là "Cậu ông Trời" thì đủ hiểu cóc có địa vị như thế nào. Không những thế, cóc còn là thầy dậy, là sự truyền đạt văn hóa và chỉ mình Cóc làm được chuyện này. Tranh dân gian làng Đông Hồ: Lão Oa độc giảng (Thầy đồ Cóc) Ông Trời chính là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ, cóc là Cậu ông Trời và là độc quyền giảng dậy, truyền đạt văn hóa. Phải chăng con cóc là hình tượng muốn gợi mở một suy nghiệm liên quan đến những bí ẩn vũ trụ được ẩn chứa trong nền văn minh Khoa Đẩu - đó là loại chữ hình con nòng nọc - con của cóc. Ngoài ra, chúng ta còn có một trong bốn bộ tranh tứ quý làng tranh Đông Hồ của nền Văn Hiến Việt. Và theo nhà nghiên cứu Thiên Sứ, thì 4 bé tứ quý này nằm ở các phương vị Hà Đồ sau: 4 bé tứ quý với Hà Đồ phối Hậu Thiên Bé ôm vịt: thuộc phương Bắc, hành Thuỷ nên được xem là Phú Quý. Bé ôm cóc: thuộc phương Đông, hành Mộc nên được xem là Nhân Nghĩa. Bé ôm gà: thuộc phương Nam, hành Hoả nên được xem là Vinh Hoa. Bé ôm rùa: thuộc phương Tây, hành Kim nên được xem là Lễ Trí. Cóc ở phương Đông còn là biểu tượng của mưa, sấm sét. Tượng quẻ Chấn trong Kinh Dịch, vì thế nên có hiện tượng cóc nghiến răng thì trời mưa. Tóm lại, từ hình ảnh ông Cóc được tạc trên trống đồng, hay vẽ trên tranh dân gian đều chính là sản phẩm tri thức của nền văn minh lúa nước. Ca dao tục ngữ Việt Nam Trong ca dao tục ngữ Việt, còn những câu thành ngữ liên quan đến ông Cóc và đặc biệt là Ông Khiết (một biểu tượng cách điệu của con Cóc) một cách kỳ lạ. Có lẽ hầu hết người Việt Nam khi bước vào đời, trước những khó khăn của cuộc sống đầy bon chen, sát phạt, thì thường tự an ủi với câu thành ngữ rất phổ biến "ngậm miệng ăn tiền". Hoặc như trước những bất công xã hội, những sự ức chế thì ông cha ta cũng thường nói "Cóc cũng phải mở miệng". Hay trong đời thường, trước những khó khăn không thể vượt qua, người ta thường thách đố nhau: "Đợi đến cóc mọc râu" mới làm được việc đó. Cóc ngậm miệng ăn tiền "Ngậm miệng ăn tiền" - Một câu thành ngữ độc đáo của nền văn hóa dân gian Việt. Các nhà nghiên cứu, phê bình cho rằng câu thành ngữ này có một nội dung ích kỷ, thiếu tính đấu tranh, chỉ biết lợi cho mình,… Ý nói về những người im lặng, làm ngơ (trước việc trái với lẽ phải) để trục lợi hoặc để khỏi ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan