Giới Bồ - Tát Du - Già
Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm: "Đây là chỗ Bồ tát nên làm, đây là chỗ Bồ tát không nên làm". Suy ngẫm như vậy rồi, vì muốn thành tựu công hạnh Bồ tát, cần phải siêng năng
Sách Hà Nội
@sach-ha-noiĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm: "Đây là chỗ Bồ tát nên làm, đây là chỗ Bồ tát không nên làm". Suy ngẫm như vậy rồi, vì muốn thành tựu công hạnh Bồ tát, cần phải siêng năng tu tập, lại phải chú ý lắng nghe tạng Tố đát lãm, và tạng Ma đát lý ca của Bồ tát. Tùy theo điều đã nghe được mà siêng cần tu học. Các vị Bồ tát! Thọ trì giới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, có bốn pháp "tha thắng xứ". Bốn pháp đó là gì? 1). Giới khen mình chê người: Nếu như Bồ tát, vì tham cầu lợi dưỡng cung kính, bèn tự khen ngợi mình, chê bai hủy nhục kẻ khác, đây gọi là phạm vào pháp "tha thắng xứ" thứ nhất. 2). Giới bỏn sẻn của cải, Phật pháp: Nếu Bồ tát, hiện đang có tiền của, nhưng vì bỏn sẻn, thấy kẻ nghèo khổ, không nơi nương tựa, đến xin tài vật, không sinh lòng thương xót bố thí; lại có người đến cầu pháp, do tính bỏn sẻn, tuy hiểu rõ Phật pháp, nhưng không chịu giảng nói; đây gọi là phạm vào pháp "tha thắng xứ" thứ hai. 3). Giới sân hận không nhận sự tạ lỗi: Nếu Bồ tát, nuôi dưỡng trong lòng những sự phẩn hận, do nhân duyên này, không những nói ra lời ác, lại còn vì sự giận dữ, bèn dùng tay, chân, ngói, gạch, dao, gậy, đánh đập làm tổn thương, khổ não cho kẻ khác. Do vì sự giận dữ mãnh liệt cho nên đã xâm phạm đối phương. Đối phương đến van lơn, cầu xin tha thứ, lại không chấp nhận, ôm hận trong lòng không chịu buông xả; đây gọi là phạm vào giới "tha thắng xứ" thứ ba. 4). Giới báng loạn chánh pháp: Nếu Bồ tát, phỉ báng pháp tạng của Bồ tát, ham thích diễn nói, khai thị, kiến lập pháp tương tự với Chánh pháp; đối với pháp tương tự này, hoặc tự mình tin hiểu, hoặc bị người khác xúi dục; đây gọi là phạm vào pháp "tha thắng xứ" thứ tư. Như trên gọi là bốn pháp "tha thắng xứ" của Bồ tát. Bồ tát đối với bốn pháp tha thắng xứ này, dù chỉ phạm một pháp, thì trong pháp tu hiện đời, không thể tăng trưởng, không thể nhiếp thọ tư lương rộng lớn của Bồ tát; trong pháp tu hiện đời, không thể có niềm vui cùng ý thích thanh tịnh, huống hồ là phạm cả bốn pháp. Đây gọi là Bồ tát tương tự, chứ không phải Bồ tát chân thực. Nếu Bồ tát, dùng tâm phiền não bậc hạ hoặc bậc trung mà hủy phạm bốn pháp tha thắng xứ này, thì không bị mất giới thể luật nghi của Bồ tát, còn nếu dùng tâm phiền não bậc thượng mà phạm giới, thì gọi là bị mất giới thể. Nếu như Bồ tát thường thường hủy phạm bốn pháp tha thắng xứ, hoàn toàn không biết hổ thẹn, lại còn cảm thấy ham thích, thấy sự phạm giới là có công đức, thì đây gọi là phạm giới với tâm phiền não bậc thượng. Không phải Bồ tát chỉ phạm một lần pháp tha thắng xứ liền bị mất giới thể, giống như tỳ kheo phạm giới tha thắng xứ liền bị mất giới thể tỳ kheo. Nếu như Bồ tát vì phạm giới trọng, bị mất giới thể Bồ tát, trong đời hiện tại có thể thọ lại, không phải là mất hẳn. Điều này khác với giới biệt giải thoát của Tỳ kheo, nếu phạm vào giới tha thắng xứ, trong hiện đời không thể thọ lại giới pháp tỳ kheo. Như thế, Bồ tát thọ trì giới pháp luật nghi của Bồ tát, phải nên hiểu rõ những trường hợp nào là phạm, không phạm, tâm lúc phạm giới là nhiễm ô, không nhiễm ô, sự phạm giới thuộc về bậc hạ, bậc trung, hoặc bậc thượng.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Hàng chính hãng
Có
Công ty phát hành
Cửu Đức
Kích thước
16 x 24 cm
Loại bìa
Bìa mềm
Số trang
234
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Hồng Đức
Sản Phẩm Tương Tự
Sản Phẩm Liên Quan
Combo Trọn Bộ Sách PoMath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi (6 cuốn)
386.100₫
Đã bán 12