[Combo] Chính Sách Giáo Dục Nam Kỳ Cuối Thế Kỷ 19 & Giáo Dục Mới Tại Việt Nam Thập Niên 1940
1 / 1

[Combo] Chính Sách Giáo Dục Nam Kỳ Cuối Thế Kỷ 19 & Giáo Dục Mới Tại Việt Nam Thập Niên 1940

4.6
8 đánh giá
72 đã bán

Trong cuốn CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC TẠI NAM KỲ CUỐI THỂ KỶ XIX, từ cuộc tranh luận của Etienne François Aymonier và Emile Roucoules về việc để cho người Việt sử dụng chữ Quốc ngữ hay Pháp-Á và xác lập nền học chính tại Nam kỳ, có thể th

208.000₫
-35%
135.000
Share:
PHAN LỆ & FRIENDS

PHAN LỆ & FRIENDS

@phan-le-friends
4.8/5

Đánh giá

1.077

Theo Dõi

2.457

Nhận xét

Trong cuốn CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC TẠI NAM KỲ CUỐI THỂ KỶ XIX, từ cuộc tranh luận của Etienne François Aymonier và Emile Roucoules về việc để cho người Việt sử dụng chữ Quốc ngữ hay Pháp-Á và xác lập nền học chính tại Nam kỳ, có thể thấy ngay buổi ban đầu của chiến tranh chinh phục, người Pháp đã nhận ra rằng, sự học quan trọng với người Việt thế nào. Những ghi chép về cách tổ chức giáo dục từ trường làng chuyển sang trường Tây học cho thấy một bước chuyển lớn trong tư tuy tổ chức giáo dục, tập quán và phương pháp học tập. Mà với sự hiếu học, người Việt đã thích ứng rất nhanh. Sự hiếu học đi cùng với tinh thần tôn sư trọng đạo được Emile Roucoules thuật lại: “mỗi khi một trường ngoại trú hay nội trú được mở ra và giao phó cho một hiệu trưởng người Pháp, người ta thấy trẻ em ồ ạt kéo tới và các bậc cha mẹ xem như một ân huệ nếu dành được một chỗ cho con em mình”. Trong khi đó, TS. Giáo dục học Nguyễn Thụy Phương (ĐH Paris Descartes, hiện là nghiên cứu viên tại ĐH Geneva – Thụy Sỹ) thì làm một cuộc du hành về miền Bắc thập niên 1940, lần theo bước chân của những nhà giáo tiên phong đưa Giáo dục Mới trên thế giới về quê hương Việt Nam và khám phá ngôi trường mẫu giáo tư thục đầu tiên của người Việt trong cuốn sách GIÁO DỤC MỚI TẠI VIỆT NAM THẬP NIÊN 1940. Vừa như một biên khảo độc lập đầy chuẩn xác, vừa như một tác phẩm ghi chép du hành xuyên thời gian, đưa người đọc gặp lại những nhà thực hành giáo dục Mới đầy lý tưởng, như vợ chồng Nguyễn Phước Vĩnh Bang – Lê Thị Tuất, bà Nguyễn Thị Khang… và những trí thức, doanh nhân mang tinh thần canh tân văn hóa. Ngọn lửa “tự lực khai hóa” được nhóm lên với phương pháp giáo dục tiến bộ, đề cao giáo trị con người, khuyến khích sáng tạo và hướng đến một môi trường học tập hạnh phúc tại ngôi trường tư thục đầu tiên – trường Mầm non Bách Thảo. Thật cảm động khi đọc lại những trang nhật ký của nhà giáo Nguyễn Phước Vĩnh Bang về một môi trường mầm non tư thục mà ông sáng lập vào thập niên 1940: “Nhà trường nhận trẻ nhà giàu cũng như trẻ nhà nghèo, những trẻ khỏe mạnh cứng cáp cũng như những bé ốm yếu, những trẻ sạch sẽ, nhanh nhẹn, thông minh cũng như những em đầy di truyền tai hại, những trẻ đã chịu cuộc đời khổ sở, mất cả lòng tin (…). Nhưng bất luận trẻ nào, nhà trường cũng cố làm cho các trẻ tập cuộc sống hợp đoàn, cố hiểu để trọng luật chung, chung sức trong lúc tập học cũng như lúc chơi đùa, chú ý đến công việc, gắng sức làm cho khéo đẹp với tất cả thông minh, nhẫn nại, bền bỉ và vui vẻ.” Qua những khám phá đáng ngạc nhiên, cuốn du khảo vi-lịch-sử này gửi đến hiện tại và tương lai một gợi mở đầy nhân văn, một câu hỏi lớn về trách nhiệm và sự nghiêm túc dành cho những vườn ươm con người trong bối cảnh mới.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

PHANBOOK

Kích thước

Chính Sách Giáo Dục Nam Kỳ Cuối Thế Kỷ 19: 13x20.5cm Giáo Dục Mới Tại Việt Nam Thập Niên 1940: 13x20.3 cm

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Thế Giới

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan