COMBO CẨM NANG CHỨNG MINH 3 ĐIỂM THẲNG HÀNG + CẨM NANG VẼ THÊM HÌNH PHỤ TRONG GIẢI TOÁN HÌNH HỌC PHẲNG ( Bộ 2 cuốn )
1 / 1

COMBO CẨM NANG CHỨNG MINH 3 ĐIỂM THẲNG HÀNG + CẨM NANG VẼ THÊM HÌNH PHỤ TRONG GIẢI TOÁN HÌNH HỌC PHẲNG ( Bộ 2 cuốn )

5.0
40 đánh giá
156 đã bán

COMBO CẨM NANG CHỨNG MINH 3 ĐIỂM THẲNG HÀNG + CẨM NANG VẼ THÊM HÌNH PHỤ TRONG GIẢI TOÁN HÌNH HỌC PHẲNG ( Bộ 2 cuốn ) Chắc bạn đọc sẽ nói rằng : "Chứng minh ba điểm thẳng hàng chỉ là một trong nhiều chủ đề về hình học, viết riêng về chủ đề ba điểm thẳng hàng có nên chă

624.000₫
-42%
359.000
Share:
khangvietbook

khangvietbook

@khangvietbook
4.7/5

Đánh giá

5.828

Theo Dõi

14.643

Nhận xét

COMBO CẨM NANG CHỨNG MINH 3 ĐIỂM THẲNG HÀNG + CẨM NANG VẼ THÊM HÌNH PHỤ TRONG GIẢI TOÁN HÌNH HỌC PHẲNG ( Bộ 2 cuốn ) Chắc bạn đọc sẽ nói rằng : "Chứng minh ba điểm thẳng hàng chỉ là một trong nhiều chủ đề về hình học, viết riêng về chủ đề ba điểm thẳng hàng có nên chăng? Chúng tôi cũng nhận thấy điều này, tuy nhiên các bạn phải đồng ý rằng để giải được bài toán chứng minh ba điểm thẳng hàng thì chúng ta cần phải thật nhiều công cụ hỗ trợ: Chứng minh sự bằng nhau, chứng minh hai đường thẳng song song, chứng minh hai đường thẳng vuông góc, chứng chứng minh ba đường thẳng đồng quy, chứng minh tứ giác nội tiế Hơn nữa, các em học sinh thường rất lúng túng, e ngại với dạng toán chứng minh ba điểm thẳng hàng. Từ các lí do trên, cùng với niềm đam mê, yêu thích Hình Học, cộng thêm sự động viên của các đồng nghiệp, chúng tôi mạnh dạng sưu tầm, biên soạn các bài toán chứng minh ba điểm thẳng hàng, thêm nữa cố gắn xoay chuyển các bài toán chứng minh sự bằng nhau, chứng minh hai đường thẳng song song, chứng minh hai đường thẳng vuông góc, thẳng các bài toán chứng minh ba điểm thẳng hàng để giới thiệu đến quý bạn đọc Cuốn: “ Cẩm Nang Chứng Minh 3 Điểm Thẳng hàng” cuốn sách dành cho học sinh lớp 6, 7, 8, 9 và Giáo Viên. Cẩm Nang Vẽ Thêm Hình Phụ Trong Giải Toán Hình Học Phẳng G.Polya (1887 – 1985) – nhà toán học và là nhà sư phạm Mỹ gốc Hungary, đã khuyên rằng: “Những ý nghĩ dẫn ta tới việc đưa vào những phần tử phụ, có thể rất khác nhau. Thật là vui mừng nếu như ta nhớ lại được một bài toán tương tự với bài toán của chúng ta và đã giải rồi. Rất có thể là bài toán đó được dùng tới, nhưng ta còn chưa biết phải làm như thế nào. Chẳng hạn, ta đang cố giải một bài toán hình. Giả sử trong một bài toán tương tự nào đó trước đây đã giải rồi mà ta nhớ lại được là có nói đến những tam giác nào đó. Trong khi đó thì trên hình vẽ của ta không có một tam giác nào cả. Để có thể lợi dụng bài toán phụ đã tìm thấy thì hình vẽ của ta phải có chứa một tam giác. Như vậy, chúng ta phải đưa vào một tam giác như thế bằng cách bổ sung hình vẽ, bằng những đoạn thẳng phụ thích hợp. Nói chung, nếu chúng ta sớm nhớ được cách giải của một bài toán tương tự và muốn lợi dụng nó để giải bài toán đã cho thì nên đặt câu hỏi: Nên đưa vào phần tử nào để có thể lợi dụng được vào bài toán trước đây?Bằng cách trở lại các định nghĩa, chúng ta cũng thấy sự tất yếu phải đưa vào những phần tử phụ. Chẳng hạn, khi cho định nghĩa của đường tròn, chúng ta nhớ ngay tới tâm và bán kính của nó và chỉ rõ trên hình đang xét. Nếu không, ta không thể rút ra được một lợi ích cụ thể từ định nghĩa đó. Phát biểu định nghĩa mà không vẽ gì cả có nghĩa là nghiên cứu bằng lời nói suông. Những cố gắng dùng kết quả đã biết và sự trở về với định nghĩa, là những lí do thông thường nhất buộc phải chỉ có vậy. Quan điểm của ta về bài toán có thể thay đổi sau khi bài toán được bổ sung những phần tử mới, làm cho nó được đầy đủ hơn, liên hệ chặt chẽ hơn với những kiến thức có trước và có đủ khả năng gợi cho ta con đường đi tới cách giải.Tuy nhiên, khi bổ sung những phần tử mới, chúng ta thường không hiểu rõ được ngay là có thể dùng chúng như thế nào. Chúng ta chỉ cảm thấy rằng đã có được “một ý chói lọi” trong quan niệm mới về bài toán sau khi đã bổ sung những phần tử nhất định. Cái lí do buộc phải đưa vào phần tử phụ nào đó có thể là khác nhau nhưng lí do đó là phải có. Không nên đưa vào những phần tử mà không có một lí do nào cả”.(Polya. Giải một bài toán như thế nào? Nhà xuất bản giáo dục, năm 1997)Trước đây chúng tôi đã giới thiệu cùng quý bạn đọc bộ sách Vẽ thêm yếu tố phụ để giải một số bài toán Hình học (lớp 7 xuất bản năm 2000 lớp 8 xuất bản năm 2001, lớp 9 xuất bản năm 2002), chúng tôi xin được trân trọng cảm ơn sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc. Tuy nhiên vì nội dung của bộ sách này phải viết bám sát chương mục của sách giáo khoa nên có vài hạn chế. Uy lực của toán học, lòng yêu toán mảnh liệt, sự lao động nổ lực cùng với sự động viên chân tình của các đồng nghiệp, tôi xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc quyển sách: Cẩm Nang vẽ Thêm Hình Phụ Trong Giải Toán Hình Học PhẳngGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

Khang Việt Book

Ngày xuất bản

2020-10-08 16:31:11

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Dân Trí

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan